GIÁO XỨ LIỄU DINH



 
1. Địa chỉ : Trường Thọ, An Lão, TP. Hải Phòng.

2. Cha chánh xứ : Linh mục Gioan Baotixita Bùi Văn Nhượng (7/2/2017)

3. Diện tích tự nhiên là 166,4 ha.

4. Nhân danh hiện nay khoảng 2600 / 580 hộ gia đình / 13 dòng họ chính (thống kê 2009).

5. Xa quê hương (trong nước và nước ngoài) 1.800 người (thống kê 2009).

6. Đón nhận Tin Mừng: hơn 300 năm.

7. Thành lập Giáo xứ: giữa thế kỷ XIX.

8. Xây nhà thờ : 1889 / Tháp nhà thờ: 1910.

9. Thánh quan thầy (Bổn mạng): Gioan Baotixita (24 – 6).

 


Giáo xứ Liễu Dinh là một Giáo xứ Công giáo toàn tòng thành lập rất sớm vào đầu thế kỷ XIX trên cơ sở Làng Liễu Dinh xưa. Giáo xứ được dâng kính Thánh Gioan Baotixita, đấng bảo trợ.

Làng Liễu Dinh xưa được thành lập cách nay trên 500 năm trên vùng đất được bao quanh bởi ba mặt của con sông Lạch Tray (phía Đông giáp xã An Hoà huyện An Hải, thành phố Hải phòng; phía Tây Bắc giáp xã Tam Kỳ thuộc huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương; phía Nam giáp làng Ngọc Chử cùng xã Trường Thọ, huyện An Lão, thành phố Hải Phòng).
Ngay từ đầu của công cuộc truyền giáo các vị Thừa Sai từ Ma-cao và Phi-líp-pin đến bằng đường biển, dọc theo các con sông bắt đầu từ cửa biển Đồ Sơn dọc theo sông Lạch Tray đến Liễu Dinh. Thuở ban đầu ấy, ngôi Nhà thờ gỗ nhỏ lợp tranh được dựng làm nơi thờ phượng. Thời Tự Đức cấm đạo, ngôi nhà thờ của cộng đoàn Liễu Dinh bị đốt phá.
Sau khi triều đình ký Hiệp ước Nhâm tuất (1862) với người Pháp, vua Tự Đức không cấm đạo nữa, lệnh tha hết những ngưòi theo đạo Công giáo bị bắt. Năm 1884, dân làng Liễu Dinh tổ chức dựng nhà thờ mới, cử người vào Thanh Hoá mua gỗ. Khi bè gỗ được chuyển về đến Ninh Giang thì gặp bọn cướp, chúng đánh chết Ông Trại người áp tải rồi cướp mất bè gỗ. Sau đó bè gỗ khác được mua về, cả làng từ già đến trẻ cùng góp công góp của, xây dựng nhà thờ. Năm 1889 nhà thờ mới được hoàn tất sau 5 năm thi công, riêng tháp chuông phải hơn 20 năm sau mới có điều kiện hoàn thành (1910).
Đến đầu thế kỷ XX, Giáo xứ Liễu Dinh có nhà tràng (Chủng Viện) đào tạo các Thầy giảng, có dòng nữ Mến Thánh Giá. Năm 1954, các nữ tu dòng Mến Thánh Giá di cư vào Miền nam chỉ còn lại ba nữ tu già là Sơ Ơn, Sơ Du và Sơ Nụ. Khu đất vốn là cơ sở của dòng Mến Thánh Giá đến bây giờ vẫn còn nhưng bị nhà nước mượn tạm làm nhà văn hoá và trường mẫu giáo.
Người dân Liễu Dinh sống bằng nghề trồng trọt và chăn nuôi. Đời sống kinh tế còn trong tình trạng rất khiêm tốn so với đời sống kinh tế xã hội ngày nay. Về đời sống đức tin, trong điều kiện kinh tế thị trường cùng đà công nghiệp hoá tác động đến từng người từng gia đình, Giáo xứ vẫn duy trì được nếp sinh hoạt đều đặn. Người người siêng năng học hỏi Lời Chúa và đón nhận các Bí tích.
Trải qua hơn 200 năm, Giáo xứ Liễu Dinh sống đức tin trong sự quan phòng kỳ diệu của Thiên Chúa, và dưới sự hướng dẫn của các mục tử Chúa gửi đến. Kể từ năm 1912, Giáo xứ luôn có các Linh mục về coi sóc mục vụ.


LIỄU DINH QUÊ HƯƠNG CHỨNG NHÂN ĐỨC TIN

Trong thời vua Tự Đức cấm đạo, Liễu Dinh thuộc tỉnh Hải Dương. Năm 1859, tổng đốc Hải Dương là Thượng Hưng thừa lệnh vua cho lính về lùng bắt các cha, các kỳ mục trong các xứ họ đạo. Năm ấy, tại Liễu Dinh cụ Lý Lộc (một cựu lý trưởng) là trùm cả mang tên Thánh là Phaolô và cụ Kiên là trùm hai (còn gọi là cụ Cầu). Lính bắt cả thảy 31 người trong đó có Cụ Lý Lộc, cụ Kiên, vợ và con trai của cụ Kiên tên là Kỳ lúc ấy mới 15 tuổi. Tất cả bị bắt về giam tại tỉnh Hải Dương để tra hỏi, bị ép bỏ đạo bằng việc bước qua Thánh giá. Tất cả không nghe theo nên bị giam giữ suốt 2 năm trời. Đến ngày 9 – 5 – 1861, quan tổng đốc đem ra xử trảm tại khu vực 5 mẫu Hải Dương. Xác cụ Lý Lộc được đem về vườn nhà cụ, để quan tài trên mặt đất rồi lấy cát phủ lên thành một ngôi mộ lớn.
Cứ tối đến thì bốn góc mộ cụ Lý Lộc có bốn ngọn nến cháy sáng rực. Mọi người trong làng kéo đến xem rất đông. Ngày nọ, cụ bà Lý Lộc thấy nến sáng, bà vui mừng giơ tay cầm lấy nhưng không cầm được, ngọn nến liền tắt và biến mất. Từ đấy về sau không ai thấy còn thấy hiện tượng nến sáng nữa, nhưng ai đến gần mộ cũng đều ngửi thấy mùi hương thơm như hương hoa xoan vậy. Đức Giám Mục nghe tin đã về xem thì thấy đó là sự thật, Ngài truyền cho dân làng đem thi thể cụ Lộc vào táng dưới chân bàn thờ, chỗ các cha dâng lễ. Về sau làm lại nhà thờ mới to hơn, mộ cụ Lộc được chuyển vào dưới gầm bàn thờ. Mộ này hiện nay vẫn còn.
Trong thời gian coi sóc Giáo phận, Đức Giám Mục Heronimo Hermosilla Liêm (1841 – 1861) đã từng đến trú ngụ tại Liễu Dinh và các họ lẻ. Một lần đức cha đang ẩn ở một gia đình tại họ Xuân Sơn (Khúc Giản chưa được tách thành giáo xứ nên Xuân Sơn vẫn thuộc Liễu Dinh) thì bị quan quân vây ráp. Chúng lùng sục khắp nơi tìm cố đạo Tây dương. Ngài ngồi trong góc nhà, lấy tấm màn gió che mình, cầu xin ơn Chúa che chở, quân lính ra vào nhiều lần mà chẳng thấy gì nên bỏ đi. Sau đó Đức Cha đến họ Trại Mòi xứ Đồng Xá.

NHỮNG MỐC THỜI GIAN VÀ SỰ KIỆN

– Năm 1889: Nhà thờ được xây dựng.
– Năm 1916: Lễ kỷ niệm 700 năm lập dòng Đa-minh được tổ chức tại Liễu Dinh.
– Năm 1952: Rước thánh tượng Đức Mẹ Fatima lần thứ nhất.
– Năm 1989: Nhà thờ tròn 100 tuổi.
– Năm 2010: Kỷ niệm 121 năm thành lập Giáo xứ. Giáo xứ được Bề trên Giáo phận chọn là một trong những điểm hành hương Năm Thánh nhân dịp Kỷ niệm 50 năm thành lập Hàng Giáo Phẩm Việt Nam.
– Năm 2010: Rước thánh tượng Đức Mẹ Fatima lần thứ hai.


Tên Thánh & Họ Tên 

Quốc tịch

Thời gian

Ghi chú

 

Cha chính Félix De Fuentes Phê OP.

Tây Ban Nha

1892

 

 

Cha chính Toàn

 

 

 

 

Cha Bonifacio Garcia Liêm OP.

Tây Ban Nha

1900

 

 

Cha tràng Cảnh

 

 

 

 

Francisco Gomez de Santiago Lễ OP.

Tây Ban Nha

1912 – 1926

Sau làm Giám Mục Giáo phận

 

Paulio Ramos Chính Thông

 

1927–1941

Cha xứ

 

Đôminicô Dương Vĩnh Thi

Việt Nam

 

Cha phó

 

Giuse Trần Đình Trọng

Việt Nam

 

Cha phó

 

Đôminicô Phạm Văn Hy

Việt Nam

 

Cha phó

 

Đôminicô Phạm Văn Hân

Việt Nam

 

Cha phó

 

Cha giáo Nguyễn Văn An

Việt Nam

1941-1946

Cha xứ

 

Giuse Nguyễn Hữu Phúc

Việt Nam

 

Cha phó

 

Hilariô Nguyễn Khắc Thuận

Việt Nam

 

Cha phó

 

Gioan B. Trương  Vĩnh Lợi

Việt Nam

 

 

 

Augustine Phạm Khắc Ruệ

Việt Nam

 

 

 

Gioa Kim Nguyễn Quang Mỹ

Việt Nam

 

 

 

Đôminicô Phạm Văn Án

Việt Nam

1946 – 1952

Cha xứ

 

Antôn Ngô Trung Tín

Việt Nam

 

 

 

Giuse Nguyễn Trọng Xuân

Việt Nam

 

 

 

Tôma Nguyễn Đức Triêm

Việt Nam

 

 

 

Đôminicô Nguyễn Quang Duyệt

Việt Nam

1952 – 1954

Cha xứ

 

Đôminicô Đặng Quang Hiến

Việt Nam

 

 

 

Giuse Đỗ Như Hoan

Việt Nam

 

Lưu động

 

Triều

Việt Nam

 

 

 

Thịnh

Việt Nam

 

 

 

Phêrô Đoàn Văn Kiểm

Việt Nam

 

 

 

Antôn Nguyễn Văn Uy

Việt Nam

1979 – 2003

Cha xứ

 

Giuse Nguyễn Văn Luân

Việt Nam

2003 – 2004

Cha xứ

 

Thomas Nguyễn Văn Vinh

Việt Nam

19/05/2004

Cha xứ

 






- Tin tức sinh hoạt

Tư liệu : Hình ảnh nhà thờ Gx Liêu Dinh đang xây dựng (1/2013)

Nhận xét