“Mẹ tôi lo liệu đủ trăm
điều.”
Sân gạch tường hoa người
quét lại,
Vẽ cung trừ quỷ, trồng cây nêu.”
Vẽ cung trừ quỷ, trồng cây nêu.”
(Dẫn từ thơ Nguyễn Bính)
Mc 9: 38-43
Vẽ cung trừ quỷ, vẫn là
mẹ. Lo đủ trăm điều, là việc người đời cứ mưu toan. Trừ quỷ. Trồng cây
nêu. Tống khứ thần linh. Dọn mình đón Lời Chúa. Là, việc của nhà Đạo vẫn làm bấy
lâu nay.
Trình thuật thánh Máccô
nay ghi lại Lời Chúa về việc tống khứ tà thần, không chỉ là quyền hành của con
dân/môn đồ Chúa, nay được Thầy chỉnh đốn, hầu chuẩn bị lãnh nhận trọng trách
Thày phó giao. Cả việc chữa lành người bệnh, lẫn tống khứ, dẹp tan quyền của quỷ.
Mỗi khi cùng Thầy làm việc,
đồ đệ học thêm nhiều điều khác biệt giữa quyền bính, lẫn phục vụ. Nay, thấy người
không cùng nhóm, vẫn “lấy Danh Thày mà trừ quỷ”. Nên, môn đệ mới chặn
nhưng Chúa khẳng định:“Đừng ngăn chặn họ. Vì không ai lấy danh nghĩa Thày
làm phép lạ, rồi sau đó lại có thể nói xấu Thày”. Người mà Chúa nói,
rõ ràng không dùng “Danh nghĩa Chúa”, mà vẫn thành công. Thành công trong trừ
quỷ. Thành công để mọi người được tự do.
Từ đó, Chúa đề ra nguyên
tắc đồ đệ phải tuân giữ: “Ai không chống ta là ủng hộ ta.” Điều này có nghĩa: Thiên
Chúa có thể sử dụng bất cứ ai làm việc cho Ngài. Nghĩa là, Hội thánh không thể
độc quyền về việc Chúa làm hoặc về sự thật Chúa là Tình thương. Quyền uy Ngài
ban phát, là để chữa lành và hoà giải. Việc Nước Trời, không thể hạn chế cho mỗi
tín hữu độc quyền. Nhất là công tác đặc biệt.
Bài đọc 1, rút từ sách
Dân số, nói về cùng một tình huống mà Giavê chuyện vãn cùng Môsê ở sa-mạc: Thần
Khí gửi đến Môsê, cũng được ban cho 70 kỳ mục. Nhận Thần Khí, các ông bắt đầu
phát ngôn, ở trong trại. Kịp đến khi, mọi chuyện được tâu lên Môsê, thì người
trẻ Giô-suê mới thay Môsê dẫn dắt con dân Do Thái về miền đất hứa. Thấy bất xứng,
người trẻ cũng có phản ứng tương tự như thánh Gio-an, mãi về sau: “Thưa Thầy, xin cản họ.”
Và, Môsê có lời tương tự:“Anh
ghen giùm tôi à? Phải chi Chúa ban Thần Khí trên toàn dân của Người để họ đều
là ngôn sứ. Vì Chúa ban Thần Khí Ngài trên họ.” (Ds 11: 29). Hôm nay,
nhiều đấng bậc của Chúa, cũng có những hành xử, rất tương tự. Thành thử, vấn đề
đặt ra, không là: ai đang làm gì? Mà là: những gì người người đang làm, là do động
lực nào? Từ đâu đến?
Ngoài Hội thánh, có cả
ngàn người đang làm công việc của Chúa, cho Chúa trong tinh thần hăng say, thật
thà và quyết tâm. Có vị, không thuộc thẩm quyền nhà Đạo nhưng có ý hướng phụng
vụ theo thánh kinh. Có vị là Phật tử, Ấn giáo, Do Thái giáo hoặc chỉ là nhân
sĩ, phục vụ nhân quyền. Nhưng, hễ ai phục vụ vì Danh Chúa, và là cho Danh Cha
toả sáng, ta đều hỗ trợ và hợp tác.
Tin Mừng hôm nay, Chúa
nói:“Nếu bất cứ ai cho anh em uống một chén nước vì lẽ anh em thuộc về Đức
Kitô, thì Thầy bảo thật anh em, người đó sẽ không mất phần thưởng đâu.”Những
việc đơn giản và lành mạnh, “bất cứ ai” thực hiện trong tinh thần
thương yêu và thương xót đều là hành động giống Chúa làm. Cần được công nhận và
chắc chắn Chúa sẽ chấp nhận họ.
Tiếp đến, là lời cảnh
báo trước tiên là cho ta, kẻ đã thanh tẩy, dù được phép nói cho“bất cứ ai”,
vẫn phải thấy: “Bất cứ ai làm cớ vấp phạm cho một trong những kẻ
bé mọn đang tin đây phải sa ngã, thì thà buộc cối đá lớn vào cổ nó mà ném xuống
biển còn hơn.” (Mc 9: 42). Cụm từ “cớ vấp phạm” được sử dụng để hiểu như
“hành động đáng hổ thẹn”, Chúa nói như việc bỉ ổi, đáng lánh xa vì xa Chúa, xa
Tin Mừng.
Đặc biệt, Chúa nói đến “kẻ bé mọn”. Bé mọn đây, không chỉ
là các em bé, thôi. Dù bao gồm cả bé em. Nhưng, là những kẻ yếu đuối nhất,
trong cộng đoàn. Yếu, do tuổi nhỏ. Yếu, do thiếu học. Yếu, có thể do vị trí của
người ấy trong xã hội. Hoặc, chỉ mới hồi hướng trở về, chưa chín chắn trong lối
sống. Tức, những kẻ còn yếu về đạo đức hoặc yếu niềm tin.
Cũng có thể, là những
người mạnh mẽ trong đức tin nhưng lại xử sự cách nào đó khiến kẻ yếu kém trong
cộng đoàn bị coi thường, bị lép vế nên không theo được Chúa. Bởi thế, thánh
Phaolô tuyên bố:“Với kẻ yếu hèn, tôi là người hèn yếu.” Và thánh nhân rất nhạy cảm
với các vị hồi hướng trở về với nhà Đạo. Những người như thế, thánh nhân chẳng
muốn làm điều gì khả dĩ khiến họ bị đánh động hoặc yếu kém.
Là người Công giáo, đôi
khi ta xử thế cũng không khác gì mấy người ở ngoài Đạo. Như thể là: “hãy sống
như lời tôi nói, chứ đừng ăn ở như tôi đã làm…” Điều này, thường xảy đến với
gia đình. Giữa cha mẹ, con cái. Giữa thày cô học trò. Giữa linh mục và giáo
dân? Cũng có lúc, ta cũng xử tệ, vì đòi hỏi quá đáng, vì thành kiến, vì quyết
tâm không cao? Nhưng hậu quả làm nhiều người mất cả tự tin và đầu hàng.
Đoạn cuối Tin Mừng, Chúa
khuyên hãy cẩn trọng về những gì mình sẽ mắc phải. Tức, làm cớ vấp phạm mình té
ngã. Vấp phạm bằng tay chân/mắt mũi. Bằng vào ngôn từ dùng quá mức, Chúa khuyến
dụ là: đừng sở hữu cơ phận ấy, nữa. Nếu sử dụng, ta sẽ đi trệch xa đường lối sống
với Chúa. Thay vào đó, hãy hội nhập với cộng đoàn kẻ theo chân Chúa để rồi, cả
tay/chân mắt/mũi của ta sẽ là nhân tố cho tình thương yêu, chữa lành, sung mãn.
Tất cả, đều phải đưa Tin Mừng về với thế giới bên ngoài.
Đó cũng là ý tưởng
mà thánh Giacôbê bộc bạch, ở bài đọc. Về những hành xử quá đáng hoặc lạm dụng: “Vàng bạc của các người
đã bị rỉ sét. Chính rỉ sét ấy là bằng chứng buộc tội các người. Nó sẽ như lửa
thiêu huỷ xác thịt của các người.” (Gc 5: 3)
Xử sự như thế, thật quá
tệ. Còn tệ hơn, là khi do chính người tự cho mình là kẻ theo Chúa. Thư của
thánh Giacôbê, dù đã viết hơn hai ngàn năm về trước, hôm nay, có lặp lại, cũng
rất đúng. Và vẫn rất thật. Rất đúng và rất thật là thế giới hôm nay vẫn còn có
khác biệt hơn kém giữa các nước. Ngay trong một nước, vẫn còn chênh lệch
giàu/nghèo. Chênh lệch mỗi ngày một cao đến mức báo động.
Có chênh lệch, là do các
vị trực tiếp hay gián tiếp tự coi mình là người tốt lành, đạo hạnh, người của
Chúa. Theo Chúa nhưng chẳng cần nghĩ đến ai. Cũng chẳng muốn biết điều gì dù tốt
lành đạo hạnh. Đây, đích thực là cớ vấp phạm. Là, trở ngại lớn cản ngăn con người
thực hiện cuộc sống Nước Trời. Như thế, là đá tảng đang tròng vào cổ bởi vẫn
còn nhiều người chết lặng trong nghèo hèn, đói kém, khổ đau đến cùng cực.
Vậy ta phải làm sao? Chỉ
riêng mình thôi thì không ai tài nào giải quyết khó khăn ấy được. Dù chỉ một lần
giúp đỡ người khác tuy không chấm dứt cảnh tình nghèo hèn nhưng cũng là bước đầu.
Rồi từ đó, ta cùng nhau đỡ nâng được nhiều người. Và, một lần nữa, hãy lấy trường
hợp của Mẹ Têrêxa Calcutta, làm mẫu mực. Cũng như mẹ, ta thừa biết có hàng triệu
người đang sống trong cảnh nghèo đói, cơ cực, bần hàn, cần ta giúp. Đường lối mẹ
Têrêxa Calcutta làm tuy chỉ mới bắt đầu với người nghèo đói thôi cũng là gương
sáng để ta biết làm theo như thế một cách hăng say, không ngừng nghỉ.
Nhận xét