“Thuở trước tinh anh, mà
thể phách bây giờ”
Hãy tự hủy, đêm nay vào
dĩ vãng
Xuất thần, cho tận nhập với hư vô.”
Xuất thần, cho tận nhập với hư vô.”
(dẫn từ thơ Vũ Hoàng
Chương)
Mc 10: 17-30
Nhà thơ khuyên ta tự huỷ
để đi vào dĩ vãng. Xuất thần, để tận nhập với hư vô. Tin Mừng Chúa lại khuyên một
cách khác. Ngài khuyên người giàu hãy bán của cải, mà theo Ngài. Hai lời
khuyên. Hai đường hướng rất khác biệt. Khác đường lối. Khác cung cách. Khác,
như Lời Chúa nói ở trình thuật, rất hôm nay.
Trình thuật hôm nay
thánh Máccô ghi lại một thử thách. Thử thách đồ đệ về thị kiến. Và thánh sử
cũng ghi về đường lối Ngài đã khuyên. Ngay câu đầu, đã thấy:“Ngài ra đi lên
đường!”.Lên đường, Ngài đi để tỏ lộ một đường lối. Đường, dẫn về với
Giêrusalem. Có nỗi niềm thống khổ. Có nỗi chết. Nhưng, sống lại. Dẫn, về đường
lối mà kẻ theo chân Chúa đều mong được. Theo Chúa, người người sẽ biết Đường mà
đến với sự sống.
Lên đường, Chúa gặp người
giàu có mà thánh Mátthêu ghi nhận còn trẻ tuổi. Những điều anh biết, chỉ là
phương cách “hưởng sự sống đời đời.” Lành thánh. Chốn miên
trường. Lành thánh theo anh, không chỉ bao gồm việc giữ giới răn Chúa dạy. Lành
thánh, còn là làm nhiều điều tốt đẹp hơn nữa.
Với anh, tuân giữ điều
Chúa dạy, là thành tựu mình đạt được. Duy có điều, những gì anh đạt được, chỉ
dành cho riêng anh. Không liên can đến người khác. Thành tựu anh đạt, là hương
hoa dành để cho cuộc sống cá nhân. Thái độ này, không khác lập trường của những
người cho rằng: chỉ giữ 10 điều răn Đức Chúa Trời và 6 điều Hội thánh, là đủ. Đủ,
lên thiên đàng. Đủ, làm thánh. Ngoài ra chẳng cần gì khác.
Thánh sử Máccô ghi thêm:“Chúa
nhìn anh, đem lòng yêu mến.” Yêu mến đây, không mang
ý nghĩa một tình cảm. Hoặc, ham muốn. Đây là tình tự thương yêu, của những người
chỉ cốt sao mọi sự được tốt đẹp. Là, lòng xót thương mà Tin Mừng đòi ta phải có
với mỗi người. Và, mọi người.
Tình tự xót thương đây,
là điều Chúa thường nói: “Hãy yêu thương nhau, như Thầy yêu mến
anh em” (Ga 15: 12). Lòng mến mà Chúa nói, đã dẫn Ngài
đi đến thử thách, phải trải qua. Và đây là thử thách Chúa gửi đến mọi người, mà
thanh niên giàu có kia, là đại diện.
“Anh còn thiếu một điều,
là hãy bán đi những gì anh có mà cho người nghèo. Anh sẽ được kho tàng châu báu
trên trời. Rồi theo Tôi.” (Mc 10: 21) Xem thế, việc
giữ trọn mọi điều răn thôi, cũng chưa đủ. Đây là mặc khải, Chúa gửi đến. Mặc khải,
xác minh thêm một điều: sống trọn lành, không chỉ là tuân giữ giới răn Chúa đưa
ra. Và, đây là cú sốc đối với người thanh niên giàu có. Với nhiều người.
Cú sốc hôm nay, là đòi hỏi
đi theo Chúa. Theo, để phục vụ người nghèo đói, có nhu cầu. Theo, để sẻ san những
gì mình đang có. Cả ơn lành, Chúa ban cho rất nhiều. Theo Chúa, là san sẻ mọi
thứ, với mọi người. Chứ không phải, để ngủ vùi trong quên lãng.
Đồ đệ Chúa nghe thế,
cũng thấy lạ. Thử thách Chúa đưa ra, đã đi ngược lại điều mà đồ đệ Chúa lâu nay
vẫn hiểu. Giàu sang đích thực, là dấu hiệu của phúc lành. Là, bằng chứng của
kiên trì thực hiện điều thử thách. Là, trung thành với những gì được gửi đến.
Như ví dụ trong sách Gióp nói rõ ông Gióp biết trung thành với Thiên Chúa, dám
chấp nhận chịu mất tất cả. Để rồi, bù lại, ông được tất cả. Được nhiều hơn. Sau
khi đã ngang qua thử thách.
Đồ đệ Chúa cũng sửng sốt,
khi Ngài nói:“Người giàu, khó vào Nước Trời biết là chừng nào!” Đồ đệ Chúa, nay chẳng hiểu
Thầy muốn nói gì, nên mới hỏi: “Vậy, ai là người sẽ được cứu?” (Mc 10: 26).
Theo định nghĩa, người
giàu là người có của cải. Có cuộc sống thoải mái, không lo âu về tiền bạc vì hiện
có mức sống sung túc hơn người khác. Ngày nay, người ta phân chia ra hai loại
người trong những người “Có”, ở xã hội. Hai loại người ấy là: những người
“Không Có nhiều ” và “Có rất nhiều”. Và, ngày nay người ta cũng nhận định rằng:
của cải, là phương tiện sử dụng đồ vật, rất tương đối.
Trên thực tế, có nghĩa
là: ta đang sống trong xã hội mà ở đó mọi vật dụng được phân phối không đồng đều.
Việc này, kéo theo hậu quả là: nhiều người không có được phẩm vật thiết yếu,
mình đang cần. Nói cách khác, thế giới còn rất quá người sở hữu nhiều phần to lớn
của nguồn tài nguyên ngày càng vơi dần. Từ đó, dẫn đến cạnh tranh ráo riết,
không nương tay. Và sau đó, người sót lại sẽ giàu mạnh nhất.
Các nước phát triển đang
ở vào trường hợp này. Họ giàu có quá mức đến độ song song bên cạnh họ là người
nghèo đói, cũng quá độ. Sự thể xảy đến theo sau, là: ác thần/quỉ dữ đều do giàu
sang quá mức lẫn đói nghèo quá thảm, đang đến. Trong sách
nhan đề “Sư phạm của người chịu áp bức”, tác giả người Brazil
là Paolo Freire có nói về cảnh người giàu lẫn người nghèo, cả hai đang rơi vào
bẫy cạm của hệ thống huỷ hoại nhân loại.
Đây không thể là Vương
Quốc Nước Trời. Cũng không là thứ xã hội mà Tin Mừng từng đề nghị. Cũng không
là cộng đồng xã hội mà Kitô hữu ta cổ võ. Không thể nào quan niệm giàu sang là
do Chúa mang đến. Cũng không thể nói: nghèo đói là do Chúa trừng phạt, được.
Điều quan trọng, là: Tin
Mừng hôm nay không tập trung vào chuyện giàu sang vật chất, rất bạc tiền. Người
thanh niên trong trình thuật, được khuyên hãy rời bỏ những gì mình quyến luyến/dính
phần. Giàu có - quyến luyến, nhiều khi không chỉ là tiền bạc, vật chất. Có thể
là người nào đó. Rất thân thiết. Tức là, những thứ ta có thể dễ dàng sở hữu,
như: công ăn việc làm, chức vụ, sức khoẻ, tăm tiếng, vv.
Không thể tự coi mình là
đồ đệ Chúa, cho đúng nghĩa, nếu chỉ biết tuân giữ giới răn Chúa dạy, Hoặc, vẫn
cứ gắn liền không rời bỏ của cải/sự vật hoặc người nào được,để theo chân Chúa.
Bởi, theo chân Chúa là có quyết tâm dấn bước, một cách trọn vẹn. Không đặt điều
kiện nào hết.
Khi Chúa đề nghị người
theo Ngài hãy từ bỏ mọi sự, thì cùng lúc, Ngài hứa sẽ cho lại nhiều hơn, đến gấp
trăm. Ngài còn hứa đời sống vĩnh cửu, nữa. Điều này có nghịa, là: khi bỏ mọi sự
để theo Ngài, ta sẽ tìm ra điều tốt đẹp hơn của cải vật chất, rất nhiều. Tìm ra
được nhiều phần thưởng chính đáng rất cần. Đây là ý nghĩa của đoạn cuối Tin Mừng.
Nơi thị kiến mới của cộng
đồng dân Chúa, giàu sang vật chất không còn có ý nghĩa giá trị. Bởi lẽ, một khi
theo Chúa, ta tìm ra được sự bình an nơi cộng đoàn đầy tha thiết. Luôn giùm
giúp. Khi bỏ lại đằng sau, những gì còn vương vẫn, ta được lại nhiều thứ, rất
sung mãn. Đó là : mái ấm/cơ ngơi với tâm tình đầm ấm. Hiếu khách. Có người anh,
người chị đông đảo gấp trăm, ta cần có cho đời mình. Và tất cả, không để đạt
“thiên đường” trong lai thời. Nhưng thiên đường ấy đã sẵn có, ở đây, ngay bây
giờ.
Bài đọc 1, đề cập đến:“vương
trượng, ngai vàng… sánh được với Đức Khôn Ngoan, vàng vòng trên thế giới chỉ là
cát bụi; và bạc tiền, so với Đức Khôn ngoan, kể như bùn đất. Tôi ham chuộng Đức
Khôn ngoan, hơn sức khẻ và sắc đẹp..” bởi vì: “cùng với Đức Khôn
ngoan, mọi tốt lành đều đến với tôi… Và, của cải quá nhiều, đếm không xuể.” (Kn 7: 10-11) Bởi thế
nên, còn gì giá trị hơn những gì nay đã đến. Đến với tôi, nay là: Tình thương.
An bình. Tự do. Hạnh phúc.
Bài đọc 2, lời thư mà
thánh Phaolô gửi đến cộng đoàn Do Thái là minh hoạ tuyệt vời cho những gì được
nói đến ở Tin Mừng:“Lời Chúa là lời sống động, hữu hiệu và sắc bén hơn gươm
hai lưỡi: xuyên thấu chỗ phân cách tâm với linh, cốt với tuỷ.” (Dt 4: 12-13). Và, Tin Mừng
hôm nay, đã xuyên thấu cách thức suy tư ta vẫn có, từ trước. Tin Mừng, nay đem
ta về với suy tư những gì cụ thể. Về, của cải đích thực. Về, chúc lành của
Chúa. Ở đâu. Cần tìm biết.
Chuyện còn lại, là: ta cứ
nghiêm chỉnh mà suy tư về đề nghị Tin Mừng. Có thế, ta mới dựng xây được cộng
đoàn biết sẻ san. Xây dựng được những gì thiết yếu cho cuộc sống. Cuộc sống có
Chúa. Sống, nhưng không đặt nặng vào vật chất, bạc tiền, của cải hoặc nhà đất.
Bởi, Chúa đâu cần gì những thứ ấy. Không có chúng, Ngài vẫn không nghèo. Bằng
chứng là, không ai giàu hơn Ngài. Giàu có ở đây, là tất cả những gì tự tại nơi
Ngài. Là tâm tánh. Là Bản vị. Là, thị kiến của sự sống. Là, tự do Ngài vẫn có.
Là, trọn vẹn con người Ngài. Là, khả năng yêu thương vô điều kiện, người tốt xấu,
giàu nghèo. Ngài đâu màng chức tước, địa vị hoặc tiếng tăm.
Làm đồ đệ Chúa, không có
nghĩa phải từ bỏ những gì có giá trị. Trái lại, là tìm ra bí kíp của giàu sang,
phú quý rất đích thực. Người thanh niên trong trình thuật không khám phá ra là
mình đã để luột mất, rất nhiều thứ. Nên, anh đã “sa sầm nét mặt, và
buồn rầu, bỏ đi.”
Nhận xét